4 mẹo Google Ads nâng cao giúp bạn x2 hiệu quả quảng cáo

Sự thật là trên đời này chẳng có kỹ thuật Google Ads nâng cao nào dễ làm mà hiệu quả ngay tức khắc. Nếu có ai đó chỉ cho bạn thứ gì đó ngon, bổ, rẻ, dễ, họ chẳng qua chỉ đang lừa bạn.

Cho nên kỹ thuật chuyên sâu dưới đây đòi hỏi nhà quảng cáo phải mất nhiều thời gian công sức, và kết quả cũng sẽ tỷ lệ thuận.

Nếu đồng ý thì vào đề luôn nhé.

Dưới đây là 4 kỹ thuật Google Ads nâng cao để tăng hiệu suất và thúc đẩy ROI ( returns on investment). Làm affiliate marketing, phải luôn đề cao ROI!

 

Viết nhiều mẫu quảng cáo hơn nữa (và đừng quên test thường xuyên)

Theo dữ liệu từ Google, đại đa số các nhà quảng cáo chỉ viết đúng một quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo. Rất ít người chịu bỏ thời gian viết từ hai ba nhóm quảng cáo trở lên.

Năm 2016, Google chính thức ra mắt expanded text ads cho phép viết nhiều ký tự hơn.

Nhưng dù vậy thì viết quảng cáo cho các campaign và ad group trên Google Ads là một trong những công việc nhàm chán, khó chịu nhất.

Làm thế nào bạn có thể viết được từ ba hay nhiều biến thể quảng cáo mà lại cùng một đề xuất giá trị?

Và hơn thế nữa, làm cho chúng đủ khác nhau để kiểm tra cái nào thực sự tốt hơn và mang lại nhiều giá trị chuyển đổi hơn?

Vâng, dù khó thật, nhưng đó là việc bạn phải làm để khác biệt với những người chạy ads chỉ dùng đúng 1 mẫu quảng cáo.

Nhưng nhiều là bao nhiêu, chưa hẳn ba, bốn hay năm mẫu quảng cáo đã là đủ.

Mấu chốt ở đây là bạn phải thường xuyên kiểm tra dữ liệu, điều chỉnh quảng cáo, tắt quảng cáo không hiệu quả và viết quảng cáo mới.

 

Dưới đây là 4 quy tắc nâng cao mà bạn phải tuân theo để có hiệu suất quảng cáo tốt nhất.

Takeaway 1:

Viết ÍT NHẤT năm mẫu quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo.

Takeaway 2:

Làm cho các quảng cáo này trở nên độc đáo bằng cách điều chỉnh các tiện ích mở rộng quảng cáo, CTA hay và ưu đãi hấp dẫn.

Takeaway 3:

Tùy thuộc vào lượng traffic và ngân sách của bạn để điều chỉnh tần suất viết quảng cáo mới.

Càng chi nhiều tiền và có nhiều lượng truy cập, bạn càng cần sớm viết quảng cáo mới để giữ cho chúng luôn thú vị.

Ví dụ: nếu bạn chỉ có 500 impression mỗi tháng, sẽ không cần thay đổi mẫu quảng cáo quá thường xuyên. Nhưng nếu con số đó là 10.000 impression mỗi tháng, bạn sẽ cần viết quảng cáo mới thường xuyên. Chúng tôi đề xuất bạn thay đổi mẫu quảng cáo mỗi 1.000 lần hiển thị.

Takeaway 4:

Nếu CTR của quảng cáo nhỏ hơn 5% và tỷ lệ chuyển đổi thấp, hãy loại bỏ và thay thế quảng cáo mới.
Nhưng nếu CTR thấp mà chuyển đổi lại cao, đừng tắt quảng cáo ngay mà phải theo dõi so sánh với các mẫu quảng cáo khác.

Takeaway 5:

Trên Google Ads, cài đặt mặc định cho xoay vòng quảng cáo thường sẽ là tối ưu hóa quảng cáo có hiệu suất tốt nhất (Optimize: Prefer best performing ads), đây cũng là cài đặt tốt nhất.

Viết đủ quảng cáo sẽ giữ cho tính năng này luôn mới, được cải thiện và chính xác theo thời gian.

Cần phải nói thêm rằng hình thức xoay vòng quảng cáo vô thời hạn (rotate Indefinitely) có thể hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng lại đòi hỏi sự giám sát liên tục.

Bạn sẽ không muốn mẫu quảng cáo rõ là khủng khiếp với CTR 1% lại được hiển thị quá nhiều lần.

 

Tạo ra landing page riêng biệt cho mỗi nhóm quảng cáo

Trước khi vào chủ đề landing page, hãy nói về điểm chất lượng.

Điểm chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong Google Ads.

Điểm chất lượng cao đồng nhĩa với việc ad của bạn được hiển thị vị trí hàng đầu với ít tiền hơn.

Điểm chất lượng là được đánh giá bởi 3 yếu tố:

✪ Tỷ lệ nhấp chuột dự kiến: dựa trên CTR trung bình của từ khoá, CTR của bạn cao hơn hay thấp hơn

✪ Mức độ liên quan của quảng cáo: mẫu quảng cáo có thật sự liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng hay không?

✪ Trải nghiệm trang đích: thông điệp trên trang đích có phù hợp ngay lập tức với nhu cầu của người dùng? Liệu từ khoá có nằm trên trang đích? Tỷ lệ chuyển đổi của trang đích như thế nào?

Bạn có thể kiểm soát hai yếu tố đầu tiên ngay trong Google ads, nhưng yếu tố thứ ba thì không. Vậy bạn đã thấy tầm quan trọng của landing page riêng biệt rồi.

Cần nói thêm rằng landing page riêng biệt không chỉ hỗ trợ hiệu quả quảng cáo, mà còn giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Không khách hàng nào muốn mất thời gian vào website của bạn rồi phải lựa chọn giữa hàng tá category hay sản phẩm.

Tổng kết công việc bạn cần làm

✪ Tạo ra ad group chứa một keyword duy nhất và nhiều loại đối sánh

✪ Viết đa dạng mẫu quảng cáo cho ad group này

✪ Tạo ra landing page chuyên biệt cho ad group đó

 

Vậy tôi phải phân chia chiến dịch chi tiết đến mức nào?

– Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có số lượng ít hoặc có phân khúc: tạo ad group cho từng loại một cách thủ công

– Nếu bạn có quá nhiều sản phẩm/dịch vụ: nghiên cứu thêm tính năng quảng cáo tìm kiếm động (dynamic search ads)

 

Xây dựng landing page chuyên biệt như thế nào?

– Tuỳ vào khả năng của bạn mà có thể chọn các hướng xây dựng landing page, hay chỉ cần là một trang sản phẩm, bài blog có content tốt và khả năng chốt sale.

 

Sử dụng từ khoá phủ định triệt để

Từ khoá phủ định là một danh sách bạn khai báo cho Google biết, khi cụm từ đó xuất hiện bên cạnh từ khoá adwords bạn đang chạy thì quảng cáo sẽ không hiển thị.

Đầu tiên, hãy vào Nhóm quảng cáo/Từ khoá/Cụm từ tìm kiếm để rà soát xem những cụm từ nào sẽ không thể mang lại conversion cho bạn.

Cách thêm từ khoá phủ định: bạn chỉ cần (+) từ khoá vào danh sách. Các từ khoá này do chính bạn nghĩ ra hoặc dựa trên lịch sử tìm kiếm của người dùng. Hãy bắt đầu bằng các từ như “miễn phí”, “định nghĩa”,…

Tận dụng từ khoá phủ định có thể giảm kha khá chi phí cho khách hàng không tiềm năng.

Ví dụ:

Bạn muốn target từ khoá “quần jean” nhưng lại chỉ bán đồ nam, ngoài chạy các nhóm keywords “quần jean”, “quần jean giá rẻ”, “quần jean nam đẹp”,… hãy phủ định những từ như “nữ”, “màu hồng”,… ?

Tại sao phải thường xuyên rà soát cụm từ tìm kiếm và phủ định từ khoá, vì cụm từ tìm kiếm của người dùng vô cùng đa dạng và khó lường. Đặc biệt nếu bạn đang chi nhiều ngân sách cho Google Adwords, kiểm soát loại từ khoá này hàng tuần là vô cùng cần thiết.

Nhớ chú ý độ phủ của từ khoá ở cấp độ nhóm quảng cáo hay toàn chiến dịch nhé.

 

Tận dụng “Hiệu ứng lan truyền thông tin” (Social proof) trên quảng cáo

Hiệu ứng lan truyền có thể hiểu đơn giản là con người thường có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó và có những đánh giá về chúng.

Hiệu ứng lan truyền thông tin mang lại hiểu quả rất lớn, nhưng lại ít người sử dụng kỹ thuật này trong quảng cáo adwords. Một thống kê đã cho thấy có đến 63.64% người tiêu dùng lên Google xem đánh giá trước khi quyết định mua hàng.

Vậy càng tận dụng kỹ thuật này, khách hàng càng dễ click vào quảng cáo của bạn.

Hãy xem ví dụ này:

Chắc chắn tôi sẽ ghé thăm trang có hơn 2,000 reviews với điểm đánh giá 4.5 sao.

Áp dụng hiệu ứng lan truyền thông tin không khó bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng product ratings, hoặc bạn có thể viết câu tạo hiệu ứng trực tiếp ngay trên mẫu quảng cáo.

Một số gợi ý cho publisher:

“834 khách hàng mua hàng mỗi tháng”

“ 9/10 khách hàng đánh giá tốt ngay lần mua đầu tiên”

“50+ bình luận 5 sao trên Tiki”

 

Lời kết:

Quảng cáo Google là một nơi tuyệt vời để mang lại lợi nhuận cho publisher. Nhưng làm khá tốt thì chưa đủ. Nhiệm vụ của bạn là phải gia tăng lợi nhuận cũng như giảm chi phí cho khoản đầu tư của bạn. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết này.

Trả lời

Chat Zalo
09.3333.7775